Những lý do mưu cầu đó,đứng ở góc độ làm người,thì đó là việc đúng.Nhưng.Đứng ở một góc độ khác,cao hơn, tâm linh hơn,thì còn phải bàn??Trong vũ trụ này,đâu phải chỉ có kiếp người(cho mỗi người) mà còn nhiều kiếp khác của con người.Nhìn xung quanh ta,bằng mắt thịt,mắt bằng vật chất thì còn thấy kiếp của các loài động vật,các sinh linh,các loài thảo mộc..,v.v...Chưa kể các kiếp vô hình,vô tướng(điều này có thật,một lúc nào đó khoa học vật chất sẽ chứng minh).Một nguyên lý bất biến là:"Vật chất không mất đi,chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác,từ thể này sang thể khác,từ trạng thái này sang trạng thái khác,...Có biến tướng nhưng bất biến trong vũ trụ!
Về Kiếp con người,dưới ngôn ngữ của Phật,được qui tụ bởi 3 thuộc tính,hay cũng là bản chất,bản ngã của con người ta:Tham,Sân,Si.
Tham,hiểu theo cách đơn giản là những cái muốn có,muốn sở hữu,muốn là của mình.Có rồi muốn có nhiều hơn.Hôm nay có một mai lại muốn có hai.Hôm nay có cái này mai lại muốn có cái khác.Và những cái muốn đều đạt được lại hối thúc tiến lên,mong muốn có nhiều hơn,tốt hơn nữa.Cái Tham của con người,của xã hội loài người,đứng về khía cạnh nào đó,nó là động lực cho xã hội phát triển tiến lên,cho tiến bộ khoa học ngày càng văn minh hiện đại.Nhưng đứng về khía cạnh cá nhân từng con người,nó cũng là mưu cầu sung sướng muốn tốt đẹp hơn, thì...Chưa Đúng!Vì sao?Vì cái Tham nó hối thúc,nó làm cho cái Tâm ta luôn thấy bất an,luôn dằn vặt,lo lắng,luôn luôn thấy khổ vì chưa đủ.Nó như người lúc nào cũng bị đói.Đói thì vui làm sao được,có cười cũng méo mó.Có ngồi trên mọi cái đang có nhưng đâu vui,tâm hồn đâu phơi phới.Rồi với những cái tham đang ước muốn,có thể ngày mai mình sẽ đạt được,nhưng lại chỉ thoáng vui rồi lại buồn,vì nhiễm tham thành thói quen rồi,lại hối thúc trỗi dậy,lại đặt mục tiêu mới để với,để có.Cứ thế,mình như người leo các bậc thang lên núi cao mà không có đỉnh,không có nghỉ để ngắm thiên nhiên.
Lại nữa,Tham để làm gì?
Nhiều người lý luận,Tham để cho tôi được hưởng-có biết hưởng đâu.Tham để nếu có chết thì để của cho con cái,cho người thân thuộc,cho họ hàng gần xa..Tham để.. đời, để ghi vào sử sách,bảng vàng ghi công.Đúng chưa?Chưa đúng!
Chúng ta phải hiểu,trong mỗi một con người,mỗi cá thể sống(kể cả các loài khác) đều có Hai phần;Phần hồn và phần xác.Hiện tại chúng ta ở thế giới vật chất hữu hình,hay còn gọi là thế giới Nhị nguyên.Thế giới của hai mặt đối lập trong một thể thống nhất..Khi ta đang sống ,phần hồn và phần xác tạo nên con người ta.Để ví dụ dễ hiểu ta ví Phần xác của con người ta như một cái Nhà.Phần hồn( chết đi gọi là linh hồn) ví như Ông chủ ở trong cái nhà(gồm tứ chi,lục phủ ngũ tạng và bộ óc)đó.Vậy cơ thể ta:Ông Chủ ở trong Cái Nhà.
Khi ta chết đi.
Cái nhà của ta già nua,hay bệnh tật coi như đã bị hỏng,không dùng được nữa,bị vứt bỏ.Bộ óc( bộ tổng chỉ huy cơ thể bị tê liệt ,không còn tác dụng chỉ huy).Lúc đó,ông Chủ nằm trong ngôi nhà mà vẫn hằng ngày sử dụng để ở sẽ thoát ra(như kiểu người thoát hoả hoạn ấy),sẽ không trú ngụ trong ngôi nhà hỏng vứt đi đó nữa.Lúc đó cái xác(ngôi Nhà)trở thành nhà không chủ,bỏ hoang hay bỏ đi cũng vậy,ko còn ý nghĩa gì hết.Nhiều nơi chôn cất,nhiều nơi bốc mộ,nhiều nơi hoả táng trôi sông,nhiều nơi đốt lấy tro bỏ lọ,có nơi mang xác lên điỉnh núi cho quạ ăn quạ rỉa.Mỗi nơi một phong tục tập quán khác nhau.Cái xác lúc này đúng nghĩa ko còn ý nghĩa gì ngoài nó là vật kỷ niệm ,hay một dấu ấn để lưu giữ kỉ niệm giữa người chết và người sống mà thôi.Cái quan trọng là cái không có chết đó,cái thoát ra đó,cái ông Chủ trong ngôi nhà đó( không bao giờ chết ), đó là cái Linh hồn,cái Hồn lúc còn sống.
Cái Ông chủ (cái linh hồn)ở dạng vô hình,vô tướng đó là còn mãi!Nó chuyển động,từ trạng thái này sang trạng thái khác.Có thể ví nó giông giống cái Hộp Đen trong máy bay hay tàu thuỷ để khi tàu thuỷ hay may bay gặp nạn tan xác thì nó vẫn còn.Nó lưu trữ tất cả mọi quá trình sự kiện của máy bay,Cái linh hồn cũng vậy.Nó lưu giữ mọi nghiệp chướng,cái nhân cái quả, cái tình của con người, để nó mang theo và sử dụng những dữ liệu đó cho hành trình các kiếp sau đó.Và cao hơn nữa,bên trong sâu hơn nữa,trong mỗi cái linh hồn đó đều có một hạt nhân,cái tâm mà mọi vệ tinh, quỹ đạo chạy quanh nó là.. Phật Tính.Và nếu ai có thể bứt phá,dỡ bỏ ,phá tan các vệ tinh, quỹ đạo đó chính là người đã đi đến Giác Ngộ.Mở toang được cánh cửa ngàn cân để nhìn và tìm được thấy Phật Tính trong ta.Không tìm ở đâu khác,không cầu xin được ở đâu khác,mà Phật hiện hữu ngay nơi ta.Và ta thoát ra khỏi thế giới Nhị nguyên của kiếp người và vạn vật, để sống trong một thế giới.. Nhất nguyên,vô hình vô tướng,vô thuỷ vô chung, vô cùng vô tận,Thế giới chan hoà của sự an lạc và bất diệt muôn đời.Đó là con đường.. đi tới! Còn hành trình thế nào là do mỗi người tự đặt ra hay không cho mình .Đó là Phật ở tại Tâm .Phật ở ngay chinh mình chứ ko ở trên chín tầng mây khói cao vời vợi.
( Tễu )
Ngâu suy2:Đời!
Ngẫu suy2:đời!
Bản chất của con người là Tham,Sân,Si mà Phật gọi là những mầm mống của sự gây đau khổ.Vì sao?
Bởi vì khi ta Tham,con người thường không nhận biết được thế nào là đủ.Có rồi muốn có nữa,có nữa.Lúc nào cũng sống trong sự mong mỏi, chờ đợi, lo âu.Tâm hồn luôn bất an dao động.Không biết ngày mai sẽ thế nào,có được hay không được,rồi đặt các tình huống các gỉa thiết v.v.Lúc nào tâm can cũng bất an, mệt mỏi, rối bận.Chẳng thấy những cái mình đang có,đang sở hữu là đáng yêu đáng quý.Với tâm trạng như thế thì là khổ chứ đâu có thấy hạnh phúc.
Còn về Sân?Khi con người giao tiếp với nhau,hay sự quan hệ giữa người với người bị đổ vỡ, con người từ chỗ yêu quí nhau,mến nhau trở thành ghét nhau,thù hận nhau ,quy kết tội cho nhau.Hơn nữa, dẫn đến việc trả thù nhau.Và cứ thế ,như hai người đấu trên võ đài cho đến khi một người hoặc cả hai gục ngã mới thôi.Hỏi như thế được gì,vừa hao tổn sức lực mà lòng đầy sân hận thù oán.Khi ta rơi vào tình trạng đó, ta đâu thấy vui mà chỉ thấy máu dồn lên đầu và bực tức phừng phừng.Như thế là Khổ hay sướng.Có thấy hạnh phúc không?Giả dụ, ta có chiến thắng thì đấy cũng là tội ác,gây cái khổ cho người,và người lại oán ta ,lại tìm cơ hội để trả thù.Thắng mà đâu có sung sướng ,lúc nào cũng phải phòng bị,đối phó.Tâm đâu còn an ,còn thanh thản để mà.. hạnh phúc.
Còn về Si?Khi ta si mê một cái gì đó,về mặt nào đó,si nó làm cho ta có cảm giác là được sung sướng,được hạnh phúc?.Khi Si,ta nhìn cái đó thấy đẹp, đáng yêu .Rồi nhờ có si mê ta sẽ gặt được những thành công cũng như sáng tạo.Nhưng vì ta Si nên ta không tỉnh táo,thường dồn hết tâm lực và sức lực cho sự si mê đó,nó làm tổn thương đến sức khoẻ,đến sự mất cân bằng trong cuộc sống,chưa kể nhiều cái Si độc hại.Đã Si,đã mê rồi cũng sẽ đến lúc tỉnh,lúc phải sống với thực tại thì thấy sự Si đó không ổn, không hay.Si là Quá.Mà cái gì quá đều không tốt,kể cả lòng tốt?Si rồi còn nghĩ đến ai chung quanh,còn biết sống cho ai?Người Si là người ích kỷ,chỉ biết sống cho mình,ngoài mình ra không còn ai hết,dẫn đến cái ngã mạn nó phồng lên ,choán hết cái hồn người,cái tình người.Si quá thì mệt mỏi,u mê.Còn đâu mà cảm được sự thanh thản,nhẹ nhõm.Mà không nhẹ nhõm thanh thản thì đâu hạnh phúc. Những cái cảm được khi Si chỉ là giả ,là ảo,là nhất thời mà thôi.Tâm có yên đâu, lúc nào cũng hối thúc,cuộn chảy.Tâm bất an thì đâu phải hạnh phúc!
Chính vì ba cái Tham,Sân,Si nó khởi nguồn cho cái tâm bấn loạn.Mà tâm bấn loạn thì bất an.Bất an thì đau khổ chứ hạnh phúc gì.Hạnh phúc là sự an vui,là cái hồn thanh thản,nhẹ nhàng,hưởng mà không lo phải trả,phải nợ.Là người sống giữa tình thương yêu của đồng loại cùng với sự hiện hữu tự nhiên của đất trời.
Nước ta còn nghèo.Vật chất chưa đủ so với những người dân ở các nước phát triển khác.Nên người nước ta còn Cần nhiều cái theo cái nghĩa so sánh với bên ngoài.Còn ở nhiều nước mà người dân họ đã dư thừa vật chất.Nhưng đâu phải vật chất dư thừa mà đã thấy hạnh phúc!Họ đương đi tìm hạnh phúc ngoài vật chất,họ thay đổi cách cảm bằng vật chất bằng cái cảm tinh thần.Họ tìm sự an lạc cho tâm hồn để có hạnh phúc.Đó chính là hạnh phúc thực sự,chứ không phải kiểu hạnh phúc mà vật chất đem lại.Vật chất chỉ nên là điều kiện Cần trong cuộc sống hiện đại.Còn để có hạnh phúc,để đạt được là người hạnh phúc trong cõi đời này.Mỗi chúng ta tự tìm cho mình một chữ Đủ.Và cảm nhận được cái Đủ đấy cho mình -Đó là Hạnh phúc!Hạnh phúc có ở quanh ta!
( Phỗng )
15 nhận xét:
Đăng một Nhận xét