Ngẫu Suy!

 

Ngãu suy7:Văn hoá và văn minh..

Trong xã hội loài người,trong mối quan hệ giữa người và người,từ xa xưa đến nay,con người đều cần có văn hoá.Văn hoá được thể hiện ở mọi nơi ,mọi lúc,từ không gian hẹp nội tại , người thân,bạn bè,rộng ra là đến toàn xã hội và thiên nhiên chung quanh mình.
 Văn hoá được chia làm nhiều loại,văn hoá trong sinh hoạt,văn hoá giao tiếp,văn hoá giao thông,văn hoá cộng đồng,văn hoá ăn uống,hội họp,thăm hỏi,du lịch ,thăm quan,..,chung quy lại là trong mọi hoạt động sống của con người.Văn hoá cũng là thuộc tính riêng có của con người,chỉ con người mới có.Nó là biểu trưng,đại diện cho loài động vật cao cấp nhất trên hành tinh này là loài người có tri thức và ý thức.Đã là con người là phải có,phải nên có văn hoá để mà phân biệt.Vậy văn hoá là gì?Văn hoá là cách ứng xử giữa người với người và giữa người với thiên nhiên,phản ánh mọi hoạt động sống của con người trong mối liên quan lẫn nhau và đối với thiên nhiên.
  Người có văn hoá là người có cách ứng xử đúng,lịch thiệp,có ý thức của bản thân mình với mình,với người khác và với môi trường tự nhiên chung quanh.Cách ứng xử đúng là không để ảnh hưởng xấu,không hại đến người khác và môi trường chung quanh.Đã sống trong một xã hội,một cộng đồng,trong các mối quan hệ thì mỗi một con người phải chấp hành những quy định ,những phép tắc,những yêu cầu mà cộng đồng và xã hội đòi hỏi đặt ra,hay giữa người với người trong mối quan hệ..Ngưòi có văn hoá còn phải có óc quan sát,phải đặt mình vào tâm trạng,hoàn cảnh của những người chung quanh mà hành xử,thực hiện đạo lý làm người trong xã hội ,trong mối quan hệ giữa người với người ,người với thiên nhiên  để phù hợp quy luật của đạo làm người và đạo trời đất.
   Xã hội loài người luôn vận động và phát triển không ngừng,con người từ những cộng đồng đơn giản tiến lên thành nhũng xã hội phức tạp đa phương, đa dạng,đa chiều theo xu hướng ngày một văn minh hiện đại.Thì văn hoá cũng phải thay đổi theo để thích ứng phù hợp.Những nét văn hoá xưa sẽ đươch hiệu chỉnh,những cái hay cái tốt sẽ được giữ lại,những cái nào bị coi là cổ hủ ,lỗi thời thì phải huỷ bỏ và được thay vào bằng những nét văn hoá mới để cho phù hợp với xã hội hiện đại trong sự phát triển không ngừng.
 Văn hoá trong xã hội từ những hoạt động có tính chậm,chuyển sang tốc độ nhanh và chính xác,con người ngày càng văn minh, hiện đai,buộc văn hoá cũng phải biến đổi theo, trở thành cách ứng xử có văn hoá của những con người văn minh.Cách ứng xử có văn hoá của con người trong xã hội văn minh là vai trò của mỗi con ngưòi được tôn trọng hơn,quan tâm hơn và ít bị xâm phạm .Cái cá thể trong mỗi con người được bảo vệ và tự do hơn.Con ngưòi trở nên có nhiều quyền lợi và đòi hỏi hơn trước cuộc sống và cộng đồng xã hội.Các quyền lợi và nghĩa vụ của con người văn minh đòi hỏi cách xứng xử(văn hoá)phải thay đổi ,đáp ứng cho phù hợp
  Trong một xã hội văn minh.khi văn hoá được cả xã hội đồng thuận,và đồng hành.Cả xã hội sẽ là những con người có văn hoá văn minh( Tạm ví dụ như ngưòi Nhật hiện nay),thì những con người đấy sẽ trở thành những con người sống trong thời đai của nền văn minh minh triết.Văn hoá, từ nền văn hoá thông thường tiến lên thành nền văn hoá văn minh,và cao hơn tất cả văn hoá sẽ trở thành nền văn minh của văn hoá Minh triết.

              

 

 

Ngẫu suy3:Làm người

Người ta thường nói hai từ:Con Người.Hiểu theo một cách nôm na là trong mỗi chúng ta đều ch
ứa phần Con và phần Người.
  Phần Con là những cái gì thuộc về bản năng như sự sinh tồn,sự duy trì nòi giống, v. v.Những cái mà ta làm một cách Vô thức,làm theo phản xạ tự nhiên như đói thì ăn,kẻ thù đến thì chạy hay chống trả.Đến tuổi trưởng thành thì theo quy luật của tự nhiên đực cái gặp nhau để duy trì nòi giống.Đấy là những cái tạo hoá sinh ra đã cho ta để tồn tại và phát triển.Như muôn loài có trong thiên nhiên của đất trời vậy.Bên cạnh đó,bên cạnh cái đồng nhất của muôn loài đó,con người còn có cái riêng là hoạt động.. Có ý thức.Có ý thức là ngoài hoạt động bản năng ra,con người còn có sự suy nghĩ về đúng- sai.tốt -xấu,cái được và cái mất,cái lợi và cái hại.Con người còn cảm nhận được hạnh phúc và khổ đau,cảm nhận được hương vị của tình yêu và sự mất mát.Ngoài sự cảm nhận,con người còn biết sáng tạo,cải tạo điều kiện sống,hoàn thiện mình để ngày càng văn minh  và cảm thấy hạnh phúc hơn.Để hoà cùng thiên nhiên, vui cùng trời đất,để cho trái đất mà ta đang sống ngày càng tươi vui và tốt đẹp.Tất cả những cái đó đều được biến đổi dưới bàn tay con người,dưới Ý thức của con người,hay chính là phần Người hiện hữu trong mỗi chúng ta.
 Ta có thể hình dung hay phân định,trong mỗi chúng ta có tỷ lệ là mười phần gộp lại.Mỗi chúng ta làm sao để phần người nó nhiều hơn phần con,nó lấn át dần phần con.Để con người được vinh danh là loài động vật có Ý thức,để chúng ta sống với đúng nghiã hai chữ Con Người.Để con người có thể ngường cao đầu giữa đất trời mà tuyên bố sự tồn tại của loài người văn minh trên hành tinh Trái Đất.Muốn vậy ,mỗi người chúng ta sẽ là một phần tử,hay một tiêủ vũ trụ trong trời đất.Muốn thế chúng ta phải là những con người có Văn hoá, là con người văn minh theo đúng nghĩa.
  Cái Văn Hoá nó chính là cách ứng xử của mỗi người sống trong xã hội loài người.Đó là cách ứng xử giữa người với người,giữa người với thiên nhiên.
Ứng xử giữa người với người phải làm sao cho văn minh, lịch sự.Phải có Tình người,trên cơ sở công bằng,bình đẳng,bác ái trong đời sống hàng ngày.Cái văn hoá phải được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống.Phải được soi sáng bằng ánh sáng trí tuệ,tránh sự u minh và vô minh.Phải biết tôn trọng những cái hay cái đẹp và loại bỏ dần những cái xấu,những cái mà ta thấy đó là những ấu trĩ,hủ tục do sự không hiểu biết trước đây.
 Cũng đừng nên nghĩ người đã có kiến thức,hay tri thức nhiều trong cuộc sống đã là người Có văn hoá.Người có văn hoá là người có cách Ứng xử đúng trong quan hệ xã hội mà loài người quy định với nhau.Có những người không học hành gì vẫn là người Có văn hoá.Cái văn hoá nó không cao siêu, nó tồn tại ở khắp nơi trong mọi hoạt động, đời sống của con người.Nó là phép lịch sự, sự tôn trọng lẫn nhau,sự nhường nhịn,giúp đỡ nhau,tình thương yêu đồng loại,v.v.Cái văn hoá nó thể hiện ở việc ứng xử của mỗi người hợp với Đạo Trời,Đạo đời,Đạo người và Đạo với thiên nhiên.
  Để là người có văn hoá,không những chỉ ứng xử khi giữa con người với nhau cho đúng mà cả khi một mình trước thiên nhiên cũng vẫn phải cho đúng,dù không có ai.Ta phải biết tôn trọng sự sống ,sự tồn tại của thiên nhiên xung quanh ta ,của môi trường xung quanh ta mà ta chỉ Hoà vào sống, theo đúng nghĩa.. bình đẳng,không lấn át (Đạo trời).
   Chuyện xưa kể rằng:Có ông quan tham rủ ông quan thanh liêm cùng làm việc phi pháp.Ông quan thanh liêm rất sợ và từ chối.Ông quan tham hỏi:-Tại sao ông sợ,sự việc chỉ có hai ta biết,hai ta không nói thì ai biết mà sợ.Ông quan thanh liêm trả lời:-Tôi sợ vì ngoài hai ta còn có Trời biết,đất biết và các thánh thần biết,..Nhiều người biết thế thì làm sao tôi dám làm điều trái.Đấy!Nói thế để thấy cái văn hoá nó cần sự hiểu biết đến thế nào.Nó cần cả khi không có ai mà ta vẫn phải sống,phải hành xử Có văn hoá (Đạo người).
  Trong mỗi một con người, ta có thể chia thành phần hồn và phần xác để cấu thành con người ta.Những giá trị vật chất:của cải,tiền bạc,tiện nghi,v.v. sẽ là những giá trị trước hết để phục vụ cho cái phần xác.Còn cái phần hồn chính là cái giá trị phi vật thể,giá trị nhân văn,phẩm giá của mỗi con người.Cái phần hồn có tươi sáng,có giá trị với mình và mọi người lại được thể hiện ở.. Có văn hoá.Nhìn như thế để thấy cái văn hoá nó có giá tri đến nhường nào.Nó định vị cho mỗi người trong mối quan hệ xã hội.Người ta trọng nhau hay khinh nhau ở cái văn hoá đó.Cái nhân cách để mỗi người nhìn nhận nhau.cái ảnh hưởng của mỗi người trong mối quan hệ xã hội.Còn cái giá trị vật chất chỉ phục vụ chủ yếu cho mỗi bản thân ,ít ảnh hưởng hay lan toả sang người khác.Con người được xã hội đánh giá trên nhân cách,hay cái văn hoá của mỗi người đối với xã hội.
  Cũng với sự quy chiếu như vậy,mỗi một nước hay một dân tộc có giá trị trên bản đồ thế giới,có sự góp mặt vào sự tiến bộ của nền văn minh loài người không gì khác,đó là Văn hoá!Văn hoá chính là tinh hoa,là cái hồn,cái giá trị của mỗi dân tộc.Văn hoá cùng với sự phát triển tiến bộ sẽ tiến đến nền văn hoá Văn minh.Và cao hơn nữa sẽ là Sự Minh triết của dân tộc và quốc gia đó.Để có nền văn hoá như vậy rất cần mỗi người trong đất nước đó,trong dân tộc đó là những con người Có văn hoá!
 Đôi lời ngẫu suy bàn về Văn hoá.Bàn về cách học làm.. Người.

         
Ngẫu suy2:Đời!
Ai trong chúng ta sống dưới bầu trời này,dưới thân phận con người đều nhận được những khổ đau và hạnh phúc.Hạnh phúc?.Cái mà chúng ta đi tìm và chờ đón,cái mà chúng ta muốn nắm bắt,để tận hưởng những giây phút an lạc của cuộc đời, nhưng nhiều lúc làm chúng ta thấy thất vọng,mệt mỏi,không biết chúng ở đâu.Tìm mãi,chờ mãi mà không được,không thấy mà chỉ thấy những khổ đau chồng chất,những bất hạnh tai ương cứ đeo bám vào mình.Người viết bài này muốn chia sẻ cùng mọi người về cách nghĩ,cách cảm của mình về cuộc đời,về cõi nhân sinh mà mọi người trong chúng ta đang sống.Làm sao để chúng ta cùng chung sống hoà bình trong dòng đời ngược xuôi đầy bất trắc và giông tố này.Chỉ với mong muốn chia sẻ thôi,muốn giãi bày thôi không có ý lên lớp dạy đời, mà muốn cùng nhau tìm hiểu một chút về kiếp con người và mối quan hệ trong nhân tình thế thái.Ai thấy có gì hay thì lấy làm tham khảo,thấy dở thì bỏ ngoài tai cho khỏi bận lòng để mà vẫn sống yên vui tận hưởng kiếp người.
   Để bàn về hạnh phúc ta có thể lấy tư tưởng của đức Phật,Người mà  nhà văn vĩ đại Nga, Lev Tolstoy đánh giá là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của lịch sử loài nguời.Chúng ta đều biết hạnh phúc và khổ đau là hai mặt đối lập của cuộc sống.Làm thế nào để có hạnh phúc?Hạnh phúc là gì,ở đâu,tìm như thế nào?Khi ta trả lời  được những câu hỏi trên ta sẽ thấy hạnh phúc xuất hiện,và ta chỉ có việc đón nhận nó hay không mà thôi.Có rất nhiều cách định nghĩa hạnh phúc,nhưng tựu trung hạnh phúc là sự Thoả Mãn những cái,những điều mình cần,mình muốn mà mình Đang có hay đang đạt được.Như ta đi đường khát nước mà được uống cốc nước mát-đấy là hạnh phúc.Như ta muốn ăn một món ăn ngon mà được ăn-đấy là hạnh phúc.Như ta muốn hát mà được hát-đấy là hạnh phúc.Nhưng có nhiều người khi đang được sống với những cái đó nhưng lại suy nghĩ đi đâu,đang ăn mà lại nghĩ đến công việc ngày mai,nghĩ đến những ước muốn kế tiếp,.v.v.. thì đâu thấy hạnh phúc!Những người như thế luôn.. đuổi bắt hạnh phúc mà chẳng cảm thấy mình đang có hạnh phúc trong tay.Hạnh phúc là khi ta muốn thích công việc gì mà ta được làm,đam mê cái gì thì được sống trong bầu không khí đó,thích nói điều gì được giãi bày-đó chính là hạnh phúc.Ví như ta thích đá bóng mà ta lại được chơi bóng rồi lại vẫn kiếm được tiền do chơi bóng để sống thì đấy là  người hạnh phúc.Cái quan trọng là ta biết coi đấy là sự đã được..thoả mãn,đã đủ,và chấp nhận nó.Còn nếu như nó đến mà ta không chiụ dành thời gian suy nghĩ cho nó,không chịu cảm nhận nó mà lúc đó lại khởi phát lòng tham ,lại coi là chưa đủ,chẳng có ý nghĩa gì thì chúng ta cũng chẳng thấy  hạnh phúc đâu,mà không thấy hạnh phúc là Khổ,là đau khổ,sống trong sự dằn vặt, và mệt mỏi.
  Bản chất của con người là Tham,Sân,Si mà Phật gọi là những mầm mống của sự gây đau khổ.Vì sao?
Bởi vì khi ta Tham,con người thường không nhận biết được thế nào là đủ.Có rồi muốn có nữa,có nữa.Lúc nào cũng sống trong sự mong mỏi, chờ đợi, lo âu.Tâm hồn luôn bất an dao động.Không biết ngày mai sẽ thế nào,có được hay không được,rồi đặt các tình huống các gỉa thiết v.v.Lúc nào tâm can cũng bất an, mệt mỏi, rối bận.Chẳng thấy những cái mình đang có,đang sở hữu là đáng yêu đáng quý.Với tâm trạng như thế thì là khổ chứ đâu có thấy hạnh phúc.
 Còn về Sân?Khi con người giao tiếp với nhau,hay sự quan hệ giữa người với người bị đổ vỡ, con người từ chỗ yêu quí nhau,mến nhau trở thành ghét nhau,thù hận nhau ,quy kết tội cho nhau.Hơn nữa, dẫn đến việc trả thù nhau.Và cứ thế ,như hai người đấu trên võ đài cho đến khi một người hoặc cả hai gục ngã mới thôi.Hỏi như thế được gì,vừa hao tổn sức lực mà lòng đầy sân hận thù oán.Khi ta rơi vào tình trạng đó, ta đâu thấy vui mà chỉ thấy máu dồn lên đầu và bực tức phừng phừng.Như thế là Khổ hay sướng.Có thấy hạnh phúc không?Giả dụ, ta có chiến thắng thì đấy cũng là tội ác,gây cái khổ cho người,và người lại oán ta ,lại tìm cơ hội để trả thù.Thắng mà đâu có sung sướng ,lúc nào cũng phải phòng bị,đối phó.Tâm đâu còn an ,còn thanh thản để mà.. hạnh phúc.
  Còn về Si?Khi ta si mê một cái gì đó,về mặt nào đó,si nó làm cho ta có cảm giác là được sung sướng,được hạnh phúc?.Khi Si,ta nhìn cái đó thấy đẹp, đáng yêu .Rồi nhờ có si mê ta sẽ gặt được những thành công cũng như sáng tạo.Nhưng vì ta Si  nên ta không tỉnh táo,thường dồn hết tâm lực và sức lực cho sự si mê đó,nó làm tổn thương đến sức khoẻ,đến sự mất cân bằng trong cuộc sống,chưa kể nhiều cái Si độc hại.Đã Si,đã mê rồi cũng sẽ đến lúc tỉnh,lúc phải sống với thực tại thì thấy sự Si đó không ổn, không hay.Si là Quá.Mà cái gì quá đều không tốt,kể cả lòng tốt?Si rồi còn nghĩ đến ai chung quanh,còn biết sống cho ai?Người Si là người ích kỷ,chỉ biết sống cho mình,ngoài mình ra không còn ai hết,dẫn đến cái ngã mạn nó phồng lên ,choán hết cái hồn người,cái tình người.Si quá thì mệt mỏi,u mê.Còn đâu mà cảm được sự thanh thản,nhẹ nhõm.Mà không nhẹ nhõm thanh thản thì đâu hạnh phúc. Những cái cảm được khi Si chỉ là giả ,là ảo,là nhất thời mà thôi.Tâm có yên đâu, lúc nào cũng hối thúc,cuộn chảy.Tâm bất an thì đâu phải hạnh phúc!
  Chính vì ba cái Tham,Sân,Si nó khởi nguồn cho cái tâm bấn loạn.Mà tâm bấn loạn thì bất an.Bất an thì đau khổ chứ hạnh phúc gì.Hạnh phúc là sự an vui,là cái hồn thanh thản,nhẹ nhàng,hưởng mà không lo phải trả,phải nợ.Là người sống giữa tình thương yêu của đồng loại cùng với sự hiện hữu tự nhiên của đất trời.
 Nước ta còn nghèo.Vật chất chưa đủ so với  những người dân ở các nước phát triển khác.Nên người nước ta còn Cần nhiều cái theo cái nghĩa so sánh với bên ngoài.Còn ở nhiều nước mà người dân họ đã dư thừa vật chất.Nhưng đâu phải vật chất dư thừa mà đã thấy hạnh phúc!Họ đương đi tìm hạnh phúc ngoài vật chất,họ thay đổi cách cảm bằng vật chất bằng cái cảm tinh thần.Họ tìm sự an lạc cho tâm hồn để có hạnh phúc.Đó chính là hạnh phúc thực sự,chứ không phải kiểu hạnh phúc mà vật chất đem lại.Vật chất chỉ nên là điều kiện Cần trong cuộc sống hiện đại.Còn để có hạnh phúc,để đạt được là người hạnh phúc trong cõi đời này.Mỗi chúng ta tự tìm cho mình một chữ Đủ.Và cảm nhận được cái Đủ đấy cho mình -Đó là Hạnh phúc!Hạnh phúc có ở quanh ta!

                

Ngẫu suy 1

Con người ta sinh ra ai cũng mưu cầu hạnh phúc,ai cũng mưu cầu có một cuộc sống đầy đủ tiện nghi hợp thời đại.Mưu cầu có một tình yêu đôi lứa đẹp như Mơ.Đó là những lý do chính đáng.Đó là mục đích sống của kiếp người
Những lý do mưu cầu đó,đứng ở góc độ làm người,thì đó là việc đúng.Nhưng.Đứng ở một góc độ khác,cao hơn, tâm linh hơn,thì còn phải bàn??Trong vũ trụ này,đâu phải chỉ có kiếp người(cho mỗi người) mà còn nhiều kiếp khác của con người.Nhìn xung quanh ta,bằng mắt thịt,mắt bằng vật chất thì còn thấy kiếp của các loài động vật,các sinh linh,các loài thảo mộc..,v.v...Chưa kể các kiếp vô hình,vô tướng(điều này có thật,một lúc nào đó khoa học vật chất sẽ chứng minh).Một nguyên lý bất biến là:"Vật chất không mất đi,chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác,từ thể này sang thể khác,từ trạng thái này sang trạng thái khác,...Có biến tướng nhưng bất biến trong vũ trụ!
  Về Kiếp con người,dưới ngôn ngữ của Phật,được qui tụ bởi 3 thuộc tính,hay cũng là bản chất,bản ngã của con người ta:Tham,Sân,Si.
Tham,hiểu theo cách đơn giản là những cái muốn có,muốn sở hữu,muốn là của mình.Có rồi muốn có nhiều hơn.Hôm nay có một mai lại muốn có hai.Hôm nay có cái này mai lại muốn có cái khác.Và những cái muốn đều đạt được lại hối thúc tiến lên,mong muốn có nhiều hơn,tốt hơn nữa.Cái Tham của con người,của xã hội loài người,đứng về khía cạnh nào đó,nó là động lực cho xã hội phát triển tiến lên,cho tiến bộ khoa học ngày càng văn minh hiện đại.Nhưng đứng về khía cạnh cá nhân từng con người,nó cũng là mưu cầu sung sướng muốn tốt đẹp hơn, thì...Chưa Đúng!Vì sao?Vì cái Tham nó hối thúc,nó làm cho cái Tâm ta luôn thấy bất an,luôn dằn vặt,lo lắng,luôn luôn thấy khổ vì chưa đủ.Nó như người lúc nào cũng bị đói.Đói thì vui làm sao được,có cười cũng méo mó.Có ngồi trên mọi cái đang có nhưng đâu vui,tâm hồn đâu phơi phới.Rồi với những cái tham đang ước muốn,có thể ngày mai mình sẽ đạt được,nhưng lại chỉ thoáng vui rồi lại buồn,vì nhiễm tham thành thói quen rồi,lại hối thúc trỗi dậy,lại đặt mục tiêu mới  để với,để có.Cứ thế,mình như người leo các bậc thang lên núi cao mà không có đỉnh,không có nghỉ để ngắm thiên nhiên.
  Lại nữa,Tham để làm gì?
Nhiều người lý luận,Tham để cho tôi được hưởng-có biết hưởng đâu.Tham để nếu có chết thì để của cho con cái,cho người thân thuộc,cho họ hàng gần xa..Tham để.. đời, để ghi vào sử sách,bảng vàng ghi công.Đúng chưa?Chưa đúng!
   Chúng ta phải hiểu,trong mỗi một con người,mỗi cá thể sống(kể cả các loài khác) đều có Hai phần;Phần hồn và phần xác.Hiện tại chúng ta ở thế giới vật chất hữu hình,hay còn gọi là thế giới Nhị nguyên.Thế giới của hai mặt đối lập trong một thể thống nhất..Khi ta đang sống ,phần hồn và phần xác tạo nên con người ta.Để ví dụ dễ hiểu ta ví Phần xác của con người ta như một cái Nhà.Phần hồn( chết đi gọi là linh hồn) ví như Ông chủ ở trong cái nhà(gồm tứ chi,lục phủ ngũ tạng và bộ óc)đó.Vậy cơ thể ta:Ông Chủ ở trong Cái Nhà.
  Khi ta chết đi.
Cái nhà của ta già nua,hay bệnh tật coi như đã bị hỏng,không dùng được nữa,bị vứt bỏ.Bộ óc( bộ tổng chỉ huy cơ thể bị tê liệt ,không còn tác dụng chỉ huy).Lúc đó,ông Chủ nằm trong ngôi nhà mà vẫn hằng ngày sử dụng để ở sẽ thoát ra(như kiểu người thoát hoả hoạn ấy),sẽ không trú ngụ trong ngôi nhà hỏng vứt đi đó nữa.Lúc đó cái xác(ngôi Nhà)trở thành nhà không chủ,bỏ hoang hay bỏ đi cũng vậy,ko còn ý nghĩa gì hết.Nhiều nơi chôn cất,nhiều nơi bốc mộ,nhiều nơi hoả táng trôi sông,nhiều nơi đốt lấy tro bỏ lọ,có nơi mang xác lên điỉnh núi cho quạ ăn quạ rỉa.Mỗi nơi một phong tục tập quán khác nhau.Cái xác lúc này đúng nghĩa ko còn  ý nghĩa gì ngoài nó là vật kỷ niệm ,hay một  dấu ấn để lưu giữ kỉ niệm giữa người chết và người sống mà thôi.Cái quan trọng là cái không có chết đó,cái thoát ra đó,cái ông Chủ trong ngôi nhà đó( không bao giờ chết ), đó là cái Linh hồn,cái Hồn lúc còn sống.
 Cái Ông chủ (cái linh hồn)ở dạng vô hình,vô tướng đó là còn mãi!Nó chuyển động,từ trạng thái này sang trạng thái khác.Có thể ví nó giông giống cái Hộp Đen trong máy bay hay tàu thuỷ để khi tàu thuỷ hay may bay gặp nạn tan xác thì nó vẫn còn.Nó lưu trữ tất cả mọi quá trình sự kiện của máy bay,Cái linh hồn cũng vậy.Nó lưu giữ mọi nghiệp chướng,cái nhân cái quả, cái tình của con người, để nó mang theo và sử dụng những dữ liệu đó cho hành trình các kiếp sau đó.Và cao hơn nữa,bên trong sâu hơn nữa,trong mỗi cái linh hồn đó đều có một hạt nhân,cái tâm mà mọi vệ tinh, quỹ đạo chạy quanh nó là.. Phật Tính.Và nếu ai có thể bứt phá,dỡ bỏ ,phá tan các vệ tinh, quỹ đạo đó chính là người đã đi đến Giác Ngộ.Mở toang được cánh cửa ngàn cân để nhìn và tìm được thấy Phật Tính trong ta.Không tìm ở đâu khác,không cầu xin được ở đâu khác,mà Phật hiện hữu ngay nơi ta.Và ta thoát ra khỏi thế giới Nhị nguyên của kiếp người và vạn vật, để sống trong một thế giới.. Nhất nguyên,vô hình vô tướng,vô thuỷ vô chung, vô cùng vô tận,Thế giới chan hoà  của sự an lạc và bất diệt muôn đời.Đó là con đường.. đi tới! Còn hành trình thế nào là do mỗi người tự đặt ra hay không cho mình .Đó là Phật ở tại Tâm .Phật ở ngay chinh mình chứ ko ở trên chín tầng mây khói cao vời vợi.

                   

Tản mạn5:tết Về xuân Đến

Ơ hơ,cái nhà ông này,người ta nói Tết đến Xuân về,ông lại chơi Tết về Xuân đến!Này nhé,khi Tết về,ai chẳng phải về nhà.Người miền Bắc về nhà miền Bắc,người miền Nam về nhà ở miền Nam.Người nhà quê ra thành phỗ làm việc,đến ngày tết cũng phải về quê nhà.Người tha hương xứ người,xứ tuyết,cũng muốn về nơi cắt rốn chôn nhau.Thế không là Tết Về thì là gì nữa.Lại nữa,mùa Xuân là mùa của hội hè,mùa của đất trời trăm hoa đua nở.Chim từ nơi xa kéo về tụ hội,hương của đất trời trở dậy làm vui.Người thì đến hội to hội nhỏ,hội làng quê,hội xóm,hội bạn bè.Rồi Tết về,ai cũng Đến nhà nhau chúc Tết cho vui cửa vui nhà để
chào đón xuân sang.Thế không phải là Tết về Xuân đến thì là gì?Thôi,gần Tết rồi,nói chuyện tếu táo cho vui,lý người Mèo là vậy,cũng khoa học logic bỏ đời.Làm mấy chữ lý sự cùn để làm đầu câu chuyện.
  Cứ Tết về,con người ta lại rộn ràng,bịn rịn,nhất là chị em phụ nữ,những bà mẹ miền quê,lại được một vụ lo toan,được trổ tài của người nội trợ,của cái đảm,cái hiền thục bao đời.Họ tính toán mình phải mua gì cho tổ ấm.Cái ăn ,cái mặc ra sao.Sắm thêm cái gì cho đẹp,dọn chỗ này trang trí chỗ kia.Nào là bánh trái,đồ cúng,chậu hoa,cây cảnh.Nào là quà để biếu người trên,người dưới,thủ trưởng ,thân quen.Cứ thế,trong đầu muôn vàn sắp đặt rộn ràng.Cái lo toan ngày Tết nó khác cái lo toan thường ngày 365 độ.Lo đấy,nhưng má ửng hồng.Cái lo của người vợ hiền, vợ đảm.Rồi thêm cái mơ mộng của mùa Xuân,nó làm cho người lo mà như trong mơ,lo mà ngây ngất.
   Còn trẻ con thì nghĩ đến Tết.Thế là được nghỉ học rồi.Nghỉ dài nữa chứ,lại được mặc áo đẹp,lại được quà mừng tuổi.Rồi cũng mơ.Cũng hồi hộp từng ngày.Không biết năm nay mình có bao nhiêu lì xì.Ôi những cái túi màu hồng,màu đỏ,lại còn có tiền ở trong.Mình sẽ xếp thành một tập rồi cất đi cho mới,tiền lại gửi mẹ tiết kiệm cho vui.
  Cứ như thế,cái Tết nó len lỏi vào từng tâm hồn người Việt,từng thớ thịt đường gân để thấy yêu cuộc sống.Các ông chồng vô tâm vô tính,lãng xẹt cuộc đời cũng không thoát khỏi lực hấp dẫn của Tết.Lại mặc com lê cà vạt,lại đi chào hỏi trịnh trọng chúc người thân.Lại có những cuộc nhậu với bạn cũ.Lại phải mừng tuổi chị em.Lại được trổ tài ga lăng hào hiệp,nói phét với đời.Vui!Tết đúng là ngày kết thúc của 365 độ.
   Còn ông bà già thì sao,Tết về,con cháu đi xa lại về đoàn tụ.Người già chỉ cần có vậy.Không có Tết thì ai đến thăm,ai cũng phải vì cuộc sống.Tết về, mọi người lại được sống trong tình thương máu thịt,lại san sẻ tình cảm cho nhau sau 365 ngày biền biệt vô thức.Làm sao không vui,làm sao không mong Tết về Xuân đến.Dù sau đó có đi xa mãi mãi cũng thoả lòng,cũng cám ơn trời đất cho sống đến ngày hôm nay.Ôi Tết.Hồn quê dân tộc.Ôi Tết!Tình người trải rộng ấm áp muôn nơi!
  Tết đến.Hoa cũng từ rừng về thành phố.Hoa từ nông thôn lên.Hoa ngồi giữa đường,giữa chợ.Hoa trên đường.Hoa vào từng nhà,từng ngõ.Rồi hoa ngồi trên bàn,ngồi ở chỗ trang trọng nhất,đẹp nhất của nhà.Hoa mỉm nụ cười tươi,những hoa đào,hoa quất.Hoa mang thêm niềm vui,mang thêm lộc sống cho đời.Đấy,cái Tết Việt Nam nó đẹp vậy!Không phải chỉ có người cười,còn có cả trời đất,cỏ cây hoa lá cùng cười,cùng vỗ tay tán thưởng.
    Còn Tết của xứ người?Họ cũng có Tết.Tết của xứ người,nói một từ là:Lạnh.Họ cũng ăn Tết nhưng mua bán vội vàng.Rồi đúng ngày Tết, đóng chặt cửa nhà,uống rượu nhâm nhi,hưởng cái lãng mạn trong sự không đồng tình của trời đất.Ngày Tết,nhìn đường phố của họ là đường Không,hè Trống.Thành phố lạnh tanh.Là vườn không nhà đóng kín toàn mặt trận.Cứ như là chuẩn bị có chiến tranh,im phăng phắc trong tiết trời lạnh giá .Không có tiếng cười.Khác với Tết của người Việt là tiếng cười toàn mặt trận.Cười từ trong nhà ra ngoài ngõ.Cười giữa đường,giữa công viên,giữa ruộng đồng xanh tươi mơn mởn.
    Những người Việt đang du học mà phải ăn Tết ở quê người là một cực hình khổ ải.Cũng bánh chưng,cũng nem nọ gà kia.Nhưng mà hồn lìa khỏi xác.Ăn đấy,uống đấy,cười đấy,nhảy Díscô đấy. Nhưng hồn đã chạy về Việt Nam.Không có cảnh đất trời giao thoa,không có người thân để mà tình tự.Tất cả chờ đón thời khắc giao thừa trong không gian lệch múi.Thời khắc điểm cũng mở sâm banh,chúc nhau xong là khóc,là gục đầu vào gối khóc.Ôi, cái cảnh tha hương nó đau đớn làm sao!Nỗi nhớ quê,nhớ người thân cứ trào đầy,trào đầy.Nó cho thấy sự trả giá của người xa xứ.Người thì gọi điện về nhà,người thì ngồi vào bàn Nối sóng.Người thì ôm gối khóc hu hu.Để sau một thời gian ngắn,tất cả đều chìm trong giấc ngủ.Ngủ Vùi nỗi nhớ,ngủ vùi của kẻ cô đơn.Để sáng mai ra đường:Không có TếT.Lại một ngày bình thường của dòng người công nghiệp!
  Còn những gia đình người Việt thì sao?Tết đến,họ cũng làm đầy đủ thủ tục hành chính với quê hương,với ông bà ông vải.Rồi lặng lẽ lên chùa cúng bái,lòng nặng trĩu đưa ma cho cái hồn tha hương cầu Sướng của mình.Buồn.Nhớ lắm quê hương ơi!Thế đó.Cái tết nó cứ khấy đảo lòng người,khuấyđảo hồn người,hồn đất,hồn dân tộc.Thôi.Ngày Tết không nói chuyện buồn,lại làm xui xẻo cõi nhân gian,mất vui,mất sướng.Còn nhiều điều muốn nói nhưng ai cũng ít thời gían,tết mà.Mấy dòng nhí nhố cho vui để mà Tản mạn về Tết.

                                     





Tản nạn6:                           Giao thừa!
        Đùng.Đùng đùng.Giao thừa!Đùng đùng đùng.Đùng đùng đùng....Đùng!

      Giao thừa.Cái thời khắc, động thổ,động trời.Cái thời khắc, hồn thiêng sông núi trở dậy cùng cháu con.Cái thời khắc, non sông bừng tỉnh,rồng bay lên trời.Cái thời khắc, chuyển giao vòng quay 365 độ.Cái thời khắc, báo hiệu một trang mới,cho người,cho đời,cho trời,cho dân tộc.Báo hiệu cái hồn 4000 năm nối tiếp bất diệt cùng non sông.
   Cứ gần đến ngày Tết,thời khắc giao thừa điểm,là cái hồn lại lang thang tìm về bến xưa người cũ để đắm đuối.. một cõi mộng mơ.Mơ về ngày ấy.Ngày còn bé lắm,cái ngày sơ tán chống chiến tranh.Cái ngày mà toàn con dân nước Việt,ở miền Bắc,sống bằng hồn là chính,bằng cái lý tưởng yêu nước và giữ nước đến cùng.Chứ vật chất thì.. có gì.Ngoài ngô,khoai,sắn và củ đậu bay bột mì to như bánh xà phòng Liên Xô ăn vào để mà sống.Ăn vào để mai còn có sức nhìn đạn lạc bom rơi mà tránh,nhìn máy bay bay mà bắn,nếu cháy thì nhảy lên để mà cười.Đấy.Cái hồn Việt nó thơ ngây,trong sáng mà dễ thương đến vậy.Nó coi sống chết là chuyện của ông Trời.Còn sống thì phải cười,phải vượt qua gian khổ,mọi chuyện đều như Chuyện thường ngày ở huyện!Người giàu nhất trong cái xã hội đang chiến tranh đó chắc là người có cái xe đạp Thống nhất nam!Đấy,tỉ phú V.N thời đó là tài sản như vậy.Cái xe nó đã trở thành con chiến mã  vượt qua bao km đạn bom,những hố voi,ổ trâu ,ngồi trên mà nảy đom đóm mắt.Trên những con đường chiến mã vượt qua ở đồng bằng mà vất vả không kém Chiến dịch Điện biên trên núi.Những con đường mà thay những gốc cây là những hầm tăng xê tròn như nắp cống.Thế mà tất cả vẫn cười,khóc xong lại cười,chôn cất người thân xong rồi lại.. phải cười.Cười để mà sống.Cười để mãi mãi Một mùa xuân.
   Gần Tết,ở các làng quê, mà cả năm vẫn là.. một mùa chiến tranh ấy,nhưng đẹp làm sao,đẹp một cách mơ mộng kiểu.. khói lam chiều.Còn vài ngày nữa là Tết là nhà nào cũng công việc luôn tay.Người thì chọn từng bông lúa để làm bỏng,làm cốm,làm chè con ong.Người thì đi chợ mua lá,mua ống lạt,mua muối, mua mật để về làm bánh.Người đi chợ không quên mua những chồng bát đĩa nông choèn choẹt kiểu Bát tràng ngày xưa, để có cái mà bày, cúng ông bà tổ tiên đã khuất.Và cũng không quên mua túm hoa giấy,  mấy bức tranh lợn gà ,hay Quan công mặt đỏ giấy phết Đông Hồ về trang trí nhà cửa.Ôi.Cái Tết ở miền quê nó nghèo,nó giản dị mà cũng nho nhe là vậy.
  Tối về,các mẹ các chị bắt đầu trổ tài chẻ  lạt,xay bột ,giã đỗ,gói bánh bằng lá chuối, lá dong.Cối nhà ai cũng xay ù ù,Chày nhà ai cũng giã gạo thình thịch.Tất cả đều được diễn ra trong khung cảnh đêm tối đèn dầu,mờ mờ tỏ tỏ,huyền ảo lung linh.Trẻ con hồi đó sướng lắm,không phải học bài,chỉ có ngồi chơi,ngồi nhìn mà mắt thuỷ tinh của loài thỏ, loài nhím.Những buổi tối như thế cần gì phải kể truyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.Quên đi!Ngồi xem người lớn gói bánh,rồi luộc và chờ,để còn đón nhận những chiếc bánh nhỏ bé riêng cho mình,cầm vào mà giãy cả tay.Có bánh là không dám ăn,là đêm không ngủ để còn.. ôm ấp bánh.
   Tôi còn nhớ,còn hai ba ngày là đến thời khắc giao thừa, các nhà trong thôn đã xong thoả thuận,thống nhất để Đụng thịt lợn với nhau.Tiếng lợn kêu eng éc từ sáng sớm,mỗi nhà một phần xách về, đủ cả từ thủ đến chân.Nhất là lòng lợn!Ôi, sao cái ngày ấy lòng lợn sang trọng làm sao,nó quốc hồn quốc túi làm sao.Ở nông thôn,hồi đó,chắc một năm chỉ được ăn bữa lòng lợn ngày Tết.Cả năm có giết lợn ăn đâu mà có, tiền đâu mà mua,mà.. ai bán chứ?Đến Tết cũng phải.. đụng nhau mới có.Chứ không như bây giờ,cái gì cũng thừa mứa.Thành người ăn mà cứ như lợn chê cám,như ngan ngỗng bị rù,cái gì cũng lắc lắc,vẩy vẩy.Ngồi trước thức ăn là bới,là gẩy,là nhè,ăn uồng mà cứ như là ăn thuốc độc.Còn chuyện nấu bánh chưng.Có phải nhà ai cũng có nồi đâu.Thế là lại ..Đụng nồi.Nhà nào không có nồi phải nấu trước,nấu từ đêm 28,29 Tết.Chỉ có nhà có nồi mới được quyền nấu đêm 30,để vừa nấu vừa đón ông Ba mươi.Ôi,cái nấu bánh chưng ở nhà quê nó mới quến rũ làm sao.Những gốc tre,gốc xoan,gốc bạch đàn được đưa vào.. thổi lửa,với trấu vây quanh.Trẻ con ngồi trông nồi bánh chưng bên gốc củi hồng là kiểu gì cũng có củ sắn, củ khoai,hay là bông lúa nếp để nướng,để có cái bỏ túi mà cho nhau.Rồi nồi bánh chưng cứ sôi ùng ục,ùng ục,hương thơm làm cho ai, chứ bọn trẻ háu ăn  chẳng đứa nào là không nhỏ nước dãi.Rồi cứ ngồi như thế từ 10 đến 12 tiếng bên bếp lửa bập bùng,ùng ục nước sôi cho đến khi dỡ bánh,ép bánh.Nhận được những cái bánh nhỏ bé xinh xinh của mình thì mới chịu rúc vào chăn ngủ.
   Trẻ con,ngày Tết,ở nhà quê,chỉ có bộ tam cúc để chơi,hoặc tự làm các loại con rối bằng tre ,bằng trúc biết ngoe nguẩy để thi đấu.Nhưng cũng vui ra phết,cũng ăn cây, cũng kết ,cũng ù xoè.Rồi Tết được tiền mừng tuổi,làm gì có phong bao lì xì.Toàn tiền 1 xu,2 xu,5 xu bạc trắng,thế là cưa ống tre thay lợn bỏ vào.Cái gì cũng tự làm,tự chế,nhưng nâng niu ,trân trọng ngàn lần.Rồi đến thời khắc giao thừa,tất cả các em xem ông anh lớn nhất trong nhà được quyền.. đốt pháo.Pháo nổ đinh tai.Mùi pháo toả ra thơm hơn cả mùi xăng,mùi xúng đạn.Rồi các nhà khác cũng đốt pháo.Cứ thế,râm ran,khắp làng trên xóm dưới.Các anh chị dân quân đón Tết bằng những loạt đạn súng trường,12 li 7 bắn lên trời nghênh nghênh,như chuẩn bị nghênh chiến cho năm sau.Còn bộ đội mừng xuân,mừng giao thừa bằng pháo sáng,pháo lệnh.Đấy,cảnh Tết trong chiến tranh là vậy.Tất cả là pháo,là đạn thay cho tiếng cười.Quen rồi!Tiếng đạn có sợ chi.Nhìn bom rơi mà tránh,nhìn đạn nổ mà cười.Giao thừa!
   Cái ngày giao thừa ấy mà có anh bộ đội nào được về quê ăn Tết thì gia đình đó hãnh diện lắm,cứ như con mình là Trịnh Tố Tâm ấy.Đi đâu cũng được chào đón niềm nở.Các cô gái thì thậm thụt,len lén ở dưới bếp,khe buồng nhìn lên.Tự hào là đúng.Cả làng,cả xóm,cả nước thanh niên đều ra mặt trận.Có ai được ở nhà, ở phía sau.Phải như thế nào mới được về phép chứ!Đến phụ nữ ở phía sau cũng còn phải Ba đảm đang Ba sẵn sàng cơ mà.Con trai cứ 17,18 là lên đường.. ra trận.Ra trận để quyết đấu,ra trận để đạn bắn gục ngã nhẹ tênh cho mục đích cuối cùng là giành Thắng lợi.Tổ quốc gọi!Thanh niên lên đường!Cuộc đời đẹp là trên Trận tuyến chống quân thù.Ra trận mà phơi phới rộn ràng còn hơn sau này đi I Rắc,đi Hàn Quốc xuất khẩu.Ví thế thôi chứ mấy cái việc kia sánh làm sao với Ra trận!

   Còn ở thành phố,Tết đón giao thừa cũng nhiều trò khá thú vị.Gần Tết là phải Xếp hàng.Xếp hàng mua gạo,Xếp hàng mua thực phẩm,xếp hàng mua gói mứt Tết,xếp hàng mua lá dong.v.v..Rồi cũng Đụng nồi.Xếp hàng đụng nồi nấu bánh.Hồi đấy.Ai mà có mẹ ,hay người nhà là nhân viên bán gạo,bán thực phẩm ,hay bách hoá thì cứ như là tầng lớp trên,hãnh diện và oai sờ tờ lắm.Cứ như là hải quan,phòng thuế,hàng không sau này,vì họ ở gần của,mà đất nước lại nghèo,cái gì cũng đói,cũng thiếu.Nên nhìn họ là bị.. choáng!Tôi còn nhớ,lớp tôi có một thằng mẹ bán bách hoá,mà nó đã trở thành công tử nhà giàu trước mắt chúng tôi và lũ con gái trong lớp.Nó có bút máy Trường sơn,dép nhựa trắng,trong khi cả lũ đều dép cao su.. Bác hồ.Nó có ê ke,com pa bóng nhoáng ,vở  có dòng kẻ,trong khi cả lớp dùng bút tay gỗ,vở màu nâu dòng kẻ.. nhạt nhoà.Thỉnh thoảng nó lại lì xì cho tôi một ngòi bút mực,hay một gói mực tím như gói chống ẩm bây giờ.Cầm của nó mà lòng cứ rộn ràng cảm phục ngưỡng mộ.Như của vua ban bổng lộc cho các ái khanh.
   Hồi đấy,tết đến nghèo lắm, nhưng vui.Nghèo mà nhớ mãi.Thấm mãi đến tận sau này.Cái gì cũng đếm từng tờ, từng gói.Bánh đa,lá dong,bì bóng từng.. tờ,mấy lạng đỗ xanh,mấy lạng miến,mấy lạng thịt,mấy lạng đường.Chi li và tiêu chuẩn thứ hạng lắm.Mấy ngày trước Tết là phân công nhau đi.. Xếp hàng.Vừa mất thời gian ,vừa chạy như vịt từ ô hàng này sang ô hàng khác,nhưng vui.Mua được hàng như một chiến công,thành tích.Hồi đó,người nhà quê mà có con gà ngon nhất,béo nhất,có cân gạo nếp không lẫn tẻ thì đem ra biếu người nhà ở thành phố.Người thành phố lại có lạng mì chính,hộp mứt quốc doanh,bao thuốc lá thơm,chai rượu chanh Hà nội,quyển lịch để biết ngày lại san sẻ,biếu lại nhà quê.Thế là vui lắm,tình quê hương,thành phố nó cứ quện vào nhau,san sẻ nâng đỡ nhau để cân bằng cuộc sống .Cái hồn người nó cứ lâng lâng trong bầu không  khí chiến tranh bom rơi đạn nổ,khó khăn chồng chất quanh mình.Hồi đấy,bọn trẻ chúng tôi,cứ đêm giao thừa là phải xuống đường đi chơi.Phải đi,phải chơi đến 2,3giờ sáng mới về,tàn canh,vãn cuộc mới về.Chứ không như bây giờ,trẻ em không thích đi ra đường,thích ngồi nhà xem ti vi hay vào mạng.Còn ra đường thì lạnh,năm nào mà chả thế,có gì mà xem.Thành ra không cảm nhận được hơi thở của đất trời,không cảm nhận được sương rơi và mùa xuân trở dậy.
  Cứ7,8 giờ,cơm nước xong xuôi là mấy thằng cùng số nhà rủ nhau đi Giao thừa.Thằng nào cũng đầy pháo trong túi áo bông.Còn băng nguyên thì giắt bụng,kèm theo mấy thẻ hương để châm ngòi đốt pháo.Vui lắm!Chưa kể còn pháo đập.pháo giẫm,pháo thăng thiên.Thời buổi chiến tranh mà!Súng nổ,đạn rơi còn chẳng sợ,sợ gì mấy tiếng pháo giấy.Thế là lang thang từ phố mình hướng lên Bờ hồ.Lúc tụ tập chỗ này,lúc hoà vào nhóm khác,cứ thi nhau đùng đoàng.Bờ hồ ngày ấy chỉ có bóng đèn sơn xanh ,sơn đỏ mà thôi.Nhưng cây nhiều nên lung linh kỳ ảo hơn bây giờ.Toàn người đi bộ rong chơi chứ không có xe máy chen vào náo loạn.Đến giao thừa là pháo nở rộ đinh tai nhức óc,chứ không kiểu động thổ,động trời như pháo hoa bây giờ.Những nhà mặt phố đều treo
 pháo ngoài cửa,nhiều nhà treo từ dưới đất lên đến mái nhà để đốt.Xác pháo đỏ như cánh hoa đào rải khắp cửa nhà cầu lộc, đón xuân.Mùi pháo cộng mưa xuân với khí trời lạnh cứ ươm vào con người ta,cứ ươm vào không gian chuyển sang năm mới.Làm ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng,lãng mạn, thi vị ngất ngây.
  Bọn trẻ chúng tôi,gần giao thừa là tìm ,chiếm vị trí gần cầu Thê Húc.Để còn xem ông Hoàng Nô Đôm nô đốp gì đó cùng bà hoàng trong đền bước ra.Rồi thời khắc điểm!Không phải như bây giờ, thời khắc điểm là đợi tiếng pháo hoa.Hồi đó là đợi tiếng.. Bác Hồ.Tiếng Bác Hồ chúc Tết!Tiếng Bác là tiếng chuông điểm cho một năm mới.Là mệnh lệnh.Là tiếng gọi của non sông.Là kim chỉ đường cho toàn dân đi lên phía trước.Tiếp tục trận tuyến Đánh cho Mỹ cút Nguỵ nhào!Để mùa xuân phải đến:Bắc, Nam xum họp xuân nào vui hơn..Thời khắc Bác Hồ chúc Tết là thời khắc Giao thừa!Pháo nổ mừng Xuân toàn mặt trận,mọi nhà.Ôi!Giao thừa.Thời khắc thiêng liêng.,..Giao thừa!

               

Ngẫu suy5:Gọi mặt ,đặt tên
  Tết ra,ngày rộng tháng dài,mùa lễ hội người đi lễ,hội.Lễ hội là lúc con người muốn trải rộng lòng mình với đất trời,thần linh.Muốn đem tâm hồn và những ước vọng,khát khao trong cuộc sống để trò chuyện,tâm giao với các bậc thánh hiền,mong các ngài hiểu được lòng người mà che chở cho kiếp người đầy phong ba ,trắc ẩn này.Các vị thánh đều được những thân phận bé nhỏ,yếu đuối, đáng thương ,với lòng kính trọng linh thiêng đều có một tên đệm mà người dân gắn cho, đó là chữ.. Đức, (Đức Chúa trời,Đức thánh,Đức thánh Trần,Đức thánh Gióng,.v.v).Và khi lễ hội đến chúng ta xem con người nói chuyện với các Đức thánh như thế nào?Có đúng chưa,có thành kính không,hay là hỗn láo???
  Đã là các bậc hiền thánh,thì ngoài tài năng ,quyền uy các ngài đều phải có cái Đức, như người dân vẫn trọng gọi.Vì có đức mới gúp được cho đời,có đức mới giúp những sinh linh bé nhỏ.và cả sinh linh lớn nhất,khôn nhất là con người khi cầu cứu giúp,các ngài cũng không ngại ngần mà giúp cho.Cái Đức là cách hành xử của các ngài.Các ngài chỉ làm việc tốt,việc trong sáng.Giúp người này mà không hại ngưòi kia,giúp để mọi người cùng được hưởng sự công bằng ,bình đẳng cùng đồng loại.Vì cái đức,các Ngài tuyệt đối không giúp những điều xấu,không giúp đỡ hay cổ suý cho điều xấu để có đất tồn tại và phát triển.Các ngài chỉ làm điều thiện ,không bao giờ làm điều ác,làm theo đúng Đạo trời và Đạo làm người mà các ngày đã từng cố công xây dựng và vun đắp.Thế mà!!!
  Thế mà, người, con người đến với các ngài,đứng trước các ngài mà..nói chuyện, lại nói chuyện với các ngài bằng.. Tiền.Nói chuyện với các ngài trên cương vị đồng tiền!Thế có hỗn láo không!?Đồng tiền được quy đổi thành những mâm lễ vật ,những đồ cúng tế,những vàng mã, vàng giả.Rất ít khi có một lễ vật từ tấm lòng thành của người dâng, tự làm ra hay gửi gắm cả cái hồn trong sáng của mình thông qua đồ dâng tế.
  Những lễ vật dâng kiểu Tiền để các ngài nhìn thấy ,chẳng có ý nghĩa gì .Nếu các ngài không phải là những người có Đức,người đầy lòng bao dung và tha thứ thì những lễ vật dâng cúng như vậy chỉ là sự hỗn láo,coi thường và xúc phạm đến các ngài.Các ngài không ăn những thứ đó.Các ngài sẽ không nhận những thứ đó.Ăn gì những thứ nhầy nhụa của người,ăn gì khi chưa rõ nguồn gốc của đồ cúng tế kia nó từ đâu mà ra?Ăn vào, nhận vào để các ngài bị mang tiếng là ăn của dân,ăn của hối lộ.Phải có ăn các ngài mới làm việc ư?Láo quá!Hỗn quá!U mê và tăm tối quá.Liệu phải thương hay phải trừng phạt những con người này.Thôi cho qua,vì các ngài có Đức mà.Nhưng chắc chắn không giúp!Vì đó là điều ác, là hành động xấu chứ không phải cái thiện ,không phải sự thiện ý của người cầu.Các ngài đã nói như vậy đó.Về đi,vắt tay lên trán để mà suy nghĩ hành xử, rồi hẵng đến với các ngài!
 Các ngài luôn dạy con người không  nên Tham,giản dị yên bình mà sống,đối xử với nhau theo nghĩa công bằng,bình đẳng,bác ái.Thế mà con người khi cầu khẩn các ngài toàn đòi phải có vật chất đầy kho,của cải thừa thãi,chức cao hơn người,quyền uy để người khác phải sợ.Thế thì các ngài giúp kiểu gì?Thày dạy một đằng,người yêu cầu lộn ngược.Các Ngài mà giúp thì hoá ra các ngài trở thành người nói một đằng làm một nẻo à,phản ngôn ,phản cái Đức của mình à?Không được !Không có đâu!Các ngài hiền đó,chứ để hộ pháp biết được nọc ra đánh cho trăm roi vào đít và tống thẳng khỏi cửa đền,chùa.
   Tôi thiết nghĩ,với cái đà này,con người hay xã hội nào mà vật chất tiến trước mà  ý thức hay nhận thức bị đi sau thì sự băng hoại nhân cách tất yếu sẽ xảy ra.Luân thường đạo lý bị đảo ngược,giá trị làm người bị đi xuống.Con người bị nghiêng lệch giữa Phẩm chất và Vật chất.Cứ cái đà này,thì cái sai ,cái u tối cứ lấn dần cái tốt,cái trong sáng.Xã hội sễ tiến lên văn minh hay tiến đần đến chỗ hủy diệt những giá trị làm người?.Gọi mặt thì gọi được rồi.Còn đặt tên thế nào đây???

     

Con người,trong cuộc đời, ai cũng nhìn nhận dưới góc độ Được và Mất.Mất và Được, mỗi người lại nhìn nhận cũng khác nhau.Thường thì những cái gì rời xa ta,những cái ta không nắm giữ được bị coi là mất.Và ngược lại,những cái đong đếm được,được sở hữu ta cho là được.Với những suy nghĩ đơn giản như vậy nó không sai nhưng có phần chưa đúng.Bằng một cách nhìn khác đi,để ta suy nghĩ về cách nhìn thường ngày xem nó ra sao?Đúng chưa,hay chưa,ý nghĩa chưa,chính xác chưa..,để ta nhìn thấy đời vui hơn, và quý trọng mọi thứ đến nhường nào.Để thấy đời đẹp hơn,đáng sống biết bao cho khỏi lãng phí một kiếp người.
  Ví dụ như khổ đau,thất bại,đổ vỡ,..ta thường coi là mất mát,thiệt thòi và chúng làm ta buồn nản ,lo âu,làm cho ta phải hao tâm tổn sức nghĩ về những điều đó.Nhưng chỉ cần cũng những sự việc đó,dưới góc nhìn lạc quan,góc nhìn của sự học hỏi, rút kinh nghiệm thì những thiệt thòi,mất mất đó lại là điều tích cực.Có khổ đau ta mới thấm,mới quý trọng hạnh phúc,những điều tốt đẹp khi nó đến với ta.Ta mới cảm nhận được ,mới thấy được giá trị của nó,mới trân trọng để giữ gìn nó.Cũng như thất bại,người ta thường nói:"Thất bại là mẹ của thành công.Thành công là người biết nhân đôi thất bại .Có thất bại thì thành công mới vững chắc ,mới bền vững,..".Chính vì cách nhìn nhận tích cực như thế mà những mất mát ,khổ đau nó lại là cái Mầm của cái Được.Nhìn được như thế thì đâu còn thấy buồn,thấy lo âu mà u sầu ,ca thán.Thấy vững tin để mà sống,để mà chấp nhận rồi vươn lên.Cách nhìn như vậy không phải là sự ru ngủ ,hay tự vỗ về mà là cách nhìn "trong nguy có Cơ,trong cái mất mà vẫn có cái Được".Cái nhìn như vậy là cái nhìn của tri thức,của sự vươn lên,của .. vượt qua hoàn cảnh cho một ngày mai tốt đẹp.
   Dưới góc nhìn tâm linh,những cái mất đó chính là cái Quả mà ta phải gặt.Có thể ta đã gieo nhân từ kiếp trước.Có thể ta vừa gieo nhân xong,đã gieo thì phải gặt.Phải chấp nhận cái quả đó,cũng như đã vay thì phải trả(luật nhân quả).Phải chấp nhận,và rồi không thích những quả đó thì phải gieo giống khác ,hạt khác.Đó là nguyên nhân và kết quả của mỗi hiện tượng, sự vật trên cõi đời.Những mất mát chính là trường đời để ta phải học ,để vươn lên,để đỡ mắc sai lầm trong cuộc sống."Kẻ thù của ta là bạn ta,người mắng ta là người dạy ta,người ghét ta sẽ là bạn ta,..'.Cứ suy nghĩ tích cực,và sâu xa minh triết như vậy,ta sẽ thấy cuộc đời từ hai mặt sẽ được chuyển dần về một mặt.Ta sẽ thấy cuộc đời nó đẹp hơn.mọi sự vật hiện tượng đều đáng quý,đáng yêu,đều có giá trị khi có nó.Những cái mất là cái gương cho ta soi vào,để ta thấy sáng hơn, đẹp hơn giữa cuộc đời nhiều bất trắc và khổ đau này.Và sẽ thấy làm gì có khổ đau,làm gì có mất mát.Ta sẽ thấy toàn Được mà thôi!Sẽ thấy lòng người được thoả mãn,cuộc đời nhẹ tênh giữa đất trời  và xã hội loài người, để cùng vui sống an vui.
  Bởi vậy không có Mất!Mất chỉ có với những người tham lam,u minh và tăm tối.Mất chỉ đến với những người chỉ biết cộng 1 với 1 bằng hai!Cái đã mất phải là cái Được!Được một cách có giá trị to lớn hơn khi chưa bị mất.Mất để sản sinh ra những cái được sau này,Để trân trọng, giữ gìn những cái được đang và sẽ có.Người biết nhìn,biết nhận chân ra sự được và mất sẽ là những con người hạnh phúc ,đầy tính nhân văn ,tình người trải rộng.Và xứng đáng hưởng một kiếp người.